Chăm sóc và sinh hoạt sau mổ thai ngoài tử cung

Dx 76, Phường Định Hoà, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Giờ làm việc: 7h30 – 17h00

Tiếng Việt English
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG CHI (PCGH)
Tin tức & sự kiện
Chăm sóc và sinh hoạt sau mổ thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung nguy hiểm nhưng điều trị kịp thời sẽ cho kết quả tốt. Người bệnh vẫn có khả năng sinh con tự nhiên hoặc có sự hỗ trợ của kỹ thuật IVF.

thai ngoài tử cung

1. Thai ngoài tử cung là gì?

Thai ngoài tử cung là những trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung, mà nằm lạc chỗ, thường gặp nhất là ở ống dẫn trứng

2. Thai ngoài tử cung nguy hiểm không?

Khi khối thai ngoài tử cung lớn, vòi trứng bị áp lực căng quá mức, gây vỡ, sẽ chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa tính mạng người bệnh.

3. Thai ngoài tử cung điều trị như thế nào?

- Phẫu thuật để loại bỏ khối thai và cầm máu là một trong những phương pháp điều trị chính của tình trạng này. Tùy theo tình trạng thai ngoài tử cung đã vỡ hay chưa vỡ mà bác sĩ quyết định mổ nội soi hay mở hở

- Còn có 1 phương pháp khác: điều trị bằng thuốc, với những thai ngoài tử cung được phát hiện khi thai còn rất nhỏ và chưa vỡ.

4. Sau mổ thai ngoài tử cung bệnh nhân thường lo lắng gì?

Là tình trạng thường xảy ra. Người bệnh không nên quá lo lắng. Hãy nghỉ ngơi, thư giãn. Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc giảm đau giảm bớt khó chịu.

5. Sau mổ thai ngoài tử cung cần lưu ý gì cho vết mổ?

  • Nhân viên y tế sẽ chăm sóc, vệ sinh, thay băng vết mổ. Nên mặc quần áo rộng rãi, để tránh cọ xát gây đau.
  • Nằm phòng thoáng mát, sạch sẽ, có máy lạnh càng tốt để nhanh phục hồi sức khỏe, phòng tránh nhiễm trùng.
  • Cần luôn luôn giữ vết mổ khô và sạch, tránh ngâm mình trong bồn tắm.

6. Sau mổ thai ngoài tử cung cần lưu ý gì trong ăn uống?

- Việc ăn sớm hay muộn tùy thuộc vào việc bạn được gây tê hay gây mê khi mổ. Vì vây bạn cần nghe theo lời căn dặn của bác sĩ phẫu thuật.

 

Sau mổ thai ngoài tử cung cần lưu ý gì trong ăn uống

 

- Nguyên tắc ăn sau mổ là: ngày đầu tập ăn lỏng (cháo, phở… ít dầu mỡ); ngày thứ 2 mới tập ăn đặc (cơm, bánh mì… tránh món khó tiêu, nhiều dầu mỡ). Lần đầu chỉ ăn ít (nửa chén/ nửa bát), sau tăng dần lên. Cách 2-3 giờ ăn 1 lần, lần sau nhiều hơn lần trước 1 ít. Ngày thứ 3 ăn như bình thường

7. Sau mổ thai ngoài tử cung cần đi lại vận động ra sao?

 

Sau mổ thai ngoài tử cung cần đi lại vận động

 

Ngày đầu sau mổ, tập đi lại nhẹ nhàng trong phòng bệnh để giảm thiểu rủi ro hình thành cục máu đông. Ngày thứ hai cố gắng đi lại, sinh hoạt như bình thường. Khi cảm thấy khỏe hơn, có thể đi bộ ra ngoài trời, tùy theo khả năng của bản thân.

8. Mang thai lại sau mổ thai ngoài tử cung?

Nếu ống dẫn trứng còn lại vẫn tốt thì vẫn có thể có thai tự nhiên. Nếu cả 2 bên đều đã tổn thương thì cần hỗ trợ của IVF (thụ tinh trong ống nghiệm). Thời gian mang thai lại phụ thuộc vào sức khỏe mỗi người, tối thiểu sau 3 tháng. Người bệnh nên khám sản phụ khoa trước khi  quyết định mang thai tiếp theo.

Tóm lại: Thai ngoài tử cung nguy hiểm nhưng điều trị kịp thời sẽ cho kết quả tốt. Người bệnh vẫn có khả năng sinh con tự nhiên hoặc có sự hỗ trợ của kỹ thuật IVF.

Bệnh viện Đa khoa Phương Chi chẩn đoán, điều trị thai ngoài tử cung bằng phương pháp hiện đại cho kết quả tốt:

  • Điều trị bằng dùng thuốc (không mổ) cho các trường hợp thai ngoài tử cung còn nhỏ, được phát hiện sớm, chưa vỡ.
  • Điều trị bằng phẫu thuật nội soi cho các trường hợp thai ngoài tử cung chưa vỡ, hoặc rỉ máu trong ổ bụng lượng ít.
  • Điều trị mổ hở cho các trường hợp chống chỉ định mổ nội soi và chống chỉ định điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc.

Bác sĩ Trần Hồng Hải

Trưởng khoa Phụ Sản, BVĐK Phương Chi

Hỏi Đáp Tìm bác sĩ Lịch khám chuyên khoa