Nguy cơ bùng dịch đau mắt đỏ trong trường học, nơi làm việc

Dx 76, Phường Định Hoà, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Giờ làm việc: 7h30 – 17h00

Tiếng Việt English
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG CHI (PCGH)
Tin tức & sự kiện
Nguy cơ bùng dịch đau mắt đỏ trong trường học, nơi làm việc

Những ngày gần đây, Phòng khám Mắt – BV Phương Chi tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp mắc bệnh đau mắt đỏ, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt là các em học sinh lứa tuổi đến trường. BS.CKI Huỳnh Thị Bạch Yến, Phòng khám Mắt - Bệnh viện Đa khoa Phương Chi chia sẻ.

1. Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) là tình trạng nhiễm trùng mắt do vi khuẩn hoặc virus gây nên với triệu chứng thường gặp là đỏ mắt, cộm ngứa, chảy nước mắt, sưng mí, ghèn vàng hoặc xanh dính 2 mí. Đau mắt đỏ tuy là bệnh ít để lại di chứng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập, lao động. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây viêm loét giác mạc dẫn tới giảm thị lực gây mù lòa.

 

đau mắt đỏ

 

2. Một số con đường lây nhiễm thường gặp

  • Vô tình chạm vào thức ăn, đồ dùng sinh hoạt nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút gây bệnh sau đó chạm tay vào mắt.
  • Khi có tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh như: nói chuyện ở khoảng cách gần, bắt tay, ôm hoặc hôn.
  • Ho và hắt hơi cũng có thể làm lây lan mầm bệnh.
  • Thường xuyên đeo kính áp tròng vì vi khuẩn, vi rút có thể bám vào tròng kính rồi gây bệnh cho mắt.

3. Khuyến cáo chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ

Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, bác sĩ khuyến cáo người bệnh đau mắt đỏ:

  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay thường xuyên trong mỗi lần rửa ít nhất 20 giây.
  • Tránh chạm hoặc dụi mắt.
  • Không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt, vật dụng cá nhân như gối, khăn mặt, khăn tắm, đồ trang điểm mắt hoặc mặt, cọ trang điểm, kính áp tròng, ... với người khác.
  • Thường xuyên giặt vỏ gối, ga trải giường, khăn tắm và các dụng cụ vệ sinh cá nhân khác.
  • Dừng đeo kính áp tròng cho đến khi bác sĩ nhãn khoa cho phép.
  • Vệ sinh sạch sẽ, bảo quản và thay kính áp tròng định kỳ theo hướng dẫn của Bác sĩ nhãn khoa.
  • Tránh tiếp xúc với nước hồ bơi.

 

thăm khám và điều trị mắt đỏ

 

Cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị để tránh biến chứng nặng, khi có những dấu hiệu đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp,) sau:

  • Mắt tiết dịch màu xanh lá hoặc vàng.
  • Mắt đau, giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng, sốt, lạnh, nhức mỏi, phát ban.
  • Các triệu chứng đau mắt đỏ kéo dài hơn 1 tuần.
  • Người có hệ miễn dịch kém. Trẻ nhỏ, người lớn tuổi. Người có bệnh sử về mắt như: viêm bờ mi, đục thủy tinh thể, viêm túi lệ, Glaucome (cườm nước ), ....
Hỏi Đáp Tìm bác sĩ Lịch khám chuyên khoa