Sâu Răng Và Cách Phòng Ngừa

Dx 76, Phường Định Hoà, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Giờ làm việc: 7h30 – 17h00

Tiếng Việt English
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG CHI (PCGH)
Chuyên khoa
Sâu Răng Và Cách Phòng Ngừa

Sâu răng là quá trình bệnh lý gây ra bởi sự hòa tan và phá hủy dần các mô cấu tạo của răng hoặc sự mất khoáng chất tạo nên sự thiếu hỏng trên bề mặt men gọi là “xoang sâu”

1. Bệnh sâu răng thường gặp ở đâu

  • Mọi lứa tuổi
  • Mọi giới tính
  • Mọi thành phần trong xã hội

2. Tại sao sâu răng có thể xảy ra

Răng sẽ bị sâu khi hội đủ 3 yếu tố:

  • Vi khuẩn
  • Chất ngọt
  • Răng không sạch sẽ               

 

Sơ đồ KEY’S cải tiến

Sơ đồ KEY’S cải tiến

 

Sâu răng do vi khuẩn có trong mảng bám răng (trong miệng) biến chất đường, chất ngọt có trong thức ăn thành acid

Acid lắng đọng trên bề mặt răng làm tan rã men răng dần dần ăn thủng men răng gây ra lỗ sâu (xoang sâu)

Trong miệng chúng ta luôn luôn có nước bọt, trong nước bọt có nhiều loại vi khuẩn gây sâu răng. Trong đó có loại Streptococcus Mutans được nhiều nhà nghiên cứu cho là thủ phạm chính

Các vi khuẩn này gặp môi trường thuận lợi (chất ngọt, răng không sạch) vi khuẩn phát triển và sẽ biến dưỡng chất thành acid sau 5-10 phút

Acid này lắng đọng trên mặt răng ở những nơi khó chải sạch

Nếu bề mặt men răng không tốt, dần dần acid sẽ phá hủy làm mất chất khoáng tinh thể canxi của men răng tạo thành lỗ sâu, bắt đầu bằng một đóm trắng, dần dần men răng bị acid phá hủy sâu hơn, lan rộng tạo thành lỗ sâu to dần

3. Diễn biến của bệnh sâu răng

 

giai đoạn sâu răng

 

Giai đoạn 1: Sâu men là những đóm đục, gồ ghề trắng đục hay chấm đen hay chỉ là một lỗ nhỏ xốp hiện diện trên mặt răng.

Sâu men không triệu chứng chủ quan thường bệnh nhân không biết bị sâu răng chỉ phát hiện do thăm khám sớm hoặc vô tình phát hiện, giai đoạn này có thể chữa khỏi bằng cách:

  • Giảm đường trong chế độ ăn vặt
  • Dùng kem đánh răng có fluor
  • Súc miệng dung dịch Fluor sẽ giúp men răng trở nên cứng chắc, giúp tái khoáng hóa mô răng chặn đứng sự phát triển của sâu răng
  • Lấy sạch mảng bám răng, luôn giữ răng thật sạch
  • Trám bít hố rảnh mới chớm sâu bằng ‘GIC’ với kỹ thuật ART

Giai đoạn 2: Sâu ngà khi lớp bảo vệ bên ngoài của men răng bị phá vỡ thì tốc độ sâu răng tăng nhanh.

  • Giai đoạn này răng không thể hồi phục được, xoang sâu càng ăn sâu vào mô ngà phá hủy nhanh chóng mô ngà, hố sâu ngày càng lan rộng và sâu hơn theo các ống ngà
  • Giai đoạn này sẽ bị đau khi ăn nhai, sẽ nhạy cảm ê buốt khi uống nước nóng lạnh, chua ngọt
  • Cần điều trị ngay bằng cách trám răng

Giai đoạn 3: Tủy viêm, nếu sâu ngà không điều trị vi khuẩn sẽ theo các ống ngà vào mô tủy nằm ở trung tâm của răng.

  • Vi khuẩn nhanh chóng phá hủy hệ thống mạch máu, thần kinh gây ra cơn đau nhức dữ dội, ăn nóng đau nhiều hơn khi ăn lạnh, đau tự nhiên và đau nhiều về đêm
  • Giai đoạn này vẫn còn điều trị được nhưng phải mất nhiều thì giờ điều trị tủy và tốn kém
  • Nên phòng ngừa bằng cách khám răng định kỳ và điều trị ngay từ giai đoạn lỗ sâu còn nhỏ của sâu men, sâu ngà

Giai đoạn 4: Tủy chết, nếu viêm tủy mà không điều trị cẩn thận thì vi khuẩn sẽ ùa vào thêm và tạo thành một ổ mủ, mô tủy sẽ bị hoại tử và nhiễm trùng lan ra đến chóp chân răng gây áp xe răng.

  • Một số trường hợp bệnh nhân không đau
  • Đa số bệnh nhân cảm thấy đau nhức khi ăn nhai, có cảm giác răng bị trồi lên
  • Một số bị sưng mặt do vi khuẩn lan ra vùng mô quanh răng, chóp răng, và xương ổ răng làm viêm mô tế bào
  • Giai đoạn này điều trị rất phức tạp đôi khi phải nhổ răng
  • Cần điều trị sâu răng ở giai đoạn sớm hơn:

- Để tránh mất thì giờ

- Khỏi tốn kém

- Khỏi tốn công sức đi điều trị nhiều lần

- Khỏi bị mất răng do điều trị nội nha thất bại

4. Đề phòng sâu răng

Bằng cách loại bỏ 1 trong 3 yếu tố gây sâu răng:

  • Lấy sạch mảng bám răng, chải răng thật sạch, giữ gìn vệ sinh răng miệng ngăn tác hại của vi khuẩn lên răng
  • Làm cho men răng thêm vững chắc – tăng sức đề kháng của men răng
  • Tăng cường Fluor vào men răng, uống nước có Fluor
  • Thuốc viên Fluor, súc miệng dung dịch Fluor, dùng kem đánh răng có Fluor giúp tái khoáng hóa men răng trước khi có sâu răng hình thành
  • Hạn chế việc dùng đường. chất ngọt, kiểm soát chế độ ăn uống. Cụ thể là:

Giữ gìn vệ sinh răng miệng cẩn thận hằng ngày

- Chải răng thật sạch, đúng phương pháp với bàn chải tốt và kem đánh răng có Fluor liền ngay sau khi ăn và nhất là buổi tối trước khi đi ngũ

- Súc miệng với nước khi ở trường hay khi đi chơi xa không mang theo bàn chải

- Dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám răng ở mặt bên của răng và ở khẽ răng

Tập thói quen giữ răng tốt

- Chỉ nên ăn 3 bữa chính với đầy đủ các thức ăn tốt cho răng và cho cơ thể

- Bớt ăn quà vặt ngọt, ăn trái cây tươi có nước sowchaf sạch răng và có thêm sinh tố

- Dùng kem đánh răng có Fluor chải răng hằng ngày ở nhà

- Súc miệng với dung dịch NaF 2‰ hàng tuần ở trường để men răng thêm rắn chắc, tăng sức đề kháng của men răng đối với vi khuẩn

- Nên đi khám răng sớm và định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời điều trị khi mới chớm sâu

Hỏi Đáp Tìm bác sĩ Lịch khám chuyên khoa