Hậu covid 19 và ho | Phương Chi

Dx 76, Phường Định Hoà, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Giờ làm việc: 7h30 – 17h00

Tiếng Việt English
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG CHI (PCGH)
Tin tức & sự kiện
Hậu covid 19 và ho | Phương Chi

Bệnh viện Đa khoa Phương Chi đã và đang cộng tác và qui tụ rất nhiều chuyên gia Y tế ở các bệnh viện có uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh; Nhằm cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao đến với khách hàng, bệnh nhân. TS. BS - Vũ Công Trực Bộ môn Tai Mũi Họng Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh đang cộng tác với Bệnh viện Đa khoa Phương Chi trong việc khám, điều trị bệnh tại chuyên khoa Tai Mũi Họng vào thứ Ba và thứ Sáu hàng tuần. Chúng tôi xin giới thiệu chủ đề về sức khỏe được rất nhiều người quan tâm hiện nay là “Hậu Covid và ho”. Bài viết của TS. BS - Vũ Công Trực. Mời quí vị cùng tìm hiểu thông tin.

Có nhiều hậu quả của Covid -19; Trong đó có ho. Tại sao lại hay bị ho? Cách điều trị như thế nào? Chúng ta tìm lời giải đáp qua bài viết “Hậu Covid và ho”.

 

hậu covid 19 và ho

1. NGUYÊN NHÂN GÂY HO SAU COVID: Có 4 nguyên nhân gây ho:

Sau khi khỏi bệnh, cơ thể còn đào thải chất tiết (xác virus).

Người có cơ địa dị ứng / hoặc bị suyễn.

kích thích trung khu thần kinh ở dọc đường hô hấp, vùng khí quản, hầu họng.... gây ho.

Người có bệnh lý trào ngược sẵn có, uống thuốc nhiều thì tình trạng này tăng thêm.

2. CƠ CHẾ GÂY HO:

- Niêm mạc bị viêm, dễ bị kích thích.

- Do giải phóng chất trung gian hóa học (sau viêm: Histamin)

- Co thắt, kích thích đầu mút thần kinh dưới niêm mạc (có thể do tổn thương tắc vi mạch)

3. ĐẶC ĐIỂM HO

Có nhiều "dạng" ho khác nhau:

 

đặc điểm ho

 

- Thường ho sau kích thích (nói nhiều, ăn uống thức ăn lạnh và cay ….).

- Ho ít một hoặc ho nhiều từng tràng, cơn ho khiến họ thức giấc ban đêm, thường nhiều hơn ban ngày.

- Có người sau khi ăn, hít phải mùi lạ, thay đổi tư thế.

- Ho có đờm: Văng nước bọt, đau họng, rát cổ, kích thích từng tràng. Có đờm xanh, vàng.

- Thường từ hô hấp dưới. Rát cổ, đau họng ít hơn.

- Thường ho vài cái để tống đờm ra.

4. TÂM LÝ

- Sau Covid một số bệnh nhân có sang chấn tâm lý như: Lo lắng, mất ngủ, dễ quên…

- Khi bị ho, nhất là ho kéo dài: Càng lo, thêm sợ ung thư, nên người bệnh có tâm lý phải tìm được bệnh.

- Dùng thuốc kéo dài: Kháng sinh, Corticoid gây tác dụng phụ.

5. ĐIỀU TRỊ HO KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ DÙNG THUỐC

Có phải Detox ?.

Cần hiểu cho đúng.

Về y học, không có bệnh lý nào phải thanh lọc: tự cơ thể

6. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

- Kiêng chua, cay, lạnh, rượu, thuốc lá, uống nước nhiều và ấm, thường xuyên không hoặc hạn chế thức ăn dị ứng.

- Ăn đồ mềm, luộc, hạn chế đồ chiên nướng.

7. CHẾ ĐỘ SINH HOẠT

- Hạn chế nói to, nói nhiều, không ho khạc mạnh.

- Tránh tiếp xúc với khói bụi gây ô nhiễm. Tránh hít thở không khí lạnh.

- Tránh vận động mạnh, toát mồ hôi, sau đó tắm ngay.

- Tập thể dục nhẹ, điều độ.

8. ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ: cần được tư vấn và giải thích kỹ

9. DÙNG THUỐC

 

thuốc điều trị hậu covid 19

 

- Thuốc ngậm: Tyrotab.

- Thuốc xúc họng: Orafar.

- Thuốc xông: Viên xông tinh dầu tràm.

- Thuốc chống dị ứng.

- Thuốc chống viêm: Không lạm dụng Corticoid

- Thuốc kháng sinh: Không lạm dụng kháng sinh.

- Thuốc ho: Thảo dược.

- Nâng cao thể trạng, bổ sung vitamin và khoáng chất.

10. DI CHỨNG PHỔI

- Một số mắc COVID-19 thể nặng có dấu vết sẹo hay dãy xơ trên phổi: Khó chịu, ngột thở, không có sức khi vận động mạnh hoặc đeo khẩu trang liên tục.

- Tập thở để tăng khả năng trao đổi khí ở những vùng còn lại không bị xơ. Vì thế tập thở là phương pháp hiệu quả nhất./.

Tác giả: TS.BS. VŨ CÔNG TRỰC – GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM

Hỏi Đáp Tìm bác sĩ Lịch khám chuyên khoa