Rối loạn cương dương là tình trạng mà một người đàn ông không thể đạt tới hay duy trì được sự cương của dương vật đủ cứng để giao hợp thỏa mãn. Và tình trạng này phải kéo dài liên tục trong vòng 3-6 tháng.
1. Tác Động của rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương gây tự ti, mất tự tin vào bản thân, ảnh hưởng chất lượng sống và có thể gây tổn hại đến mối quan hệ vợ chồng
2. Tần suất – Phân loại rối loạn cương dương
Khoảng 18-30 triệu người tại Mỹ có rối loạn cương
Tại Châu Á, tần suất ghi nhận 26% tại Nhật, 32% tại Trung Quốc và 15,7% tại Việt Nam ở độ tuổi 40-49
Phân loại rối loạn cương:
- Rối loạn cương nguyên phát: là tình trạng rối loạn cương xảy ra ngay từ khi mới trưởng thành
- Rối loạn cương thứ phát: là tình trạng mất khả năng cương bình thường trước đó
- Rối loạn cương do tâm lý: chiếm khoảng 10-50%, gây ra do tâm lý, có xu hướng ngày càng tăng cao
- Rối loạn cương thực thể: gây ra do các bệnh lý mạch máu, thần kinh, nội tiết hay bệnh thực thể khác.
3. Nguyên nhân rối loạn cương dương
Chức năng cương bình thường đòi hỏi sự phối hợp của các yếu tố sinh lý, nội tiết, thần kinh, mạch máu và thể hang. Sự biến đổi của bất cú thành phần nào trong các yếu tố trên đều có thể gây ra rối loạn cương.
Trước đây, trong những năm 1950, 90% trường hợp rối loạn cương được nghĩ là do nguyên nhân tâm lý, tuy nhiên, hiện nay, rối loạn cương được biết là do bệnh lý thực thể gây ra, nhất là người lớn tuổi.
Nguyên nhân |
|
Tuổi cao |
|
Rối loạn tâm lý |
Trầm cảm, lo lắng… |
Rối loạn thần kinh |
Bệnh não, chấn thương tủy sống, bệnh lý cột sống, bệnh thần kinh ngoại vi, tổn thương thần kinh thẹn… |
Rối loạn nội tiết |
Suy tuyến sinh dục, cường prolactin máu, cường – suy giáp… |
Rối loạn mạch máu |
Xơ vữa mạch máu, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tĩnh mạch, bệnh lý thể hang… |
Do thuốc |
Thuốc huyết áp, thuốc chống trầm cảm, estrogen, kháng androgen, digoxin… |
Thói quen |
Ma túy, bia rượu, thuốc lá… |
Bệnh mạn tính khác |
Đái tháo đường, suy thận, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính |
4. Chẩn đoán rối loạn cương dương
Bệnh sử: khai thác kỹ về thói quen tình dục, các chi tiết về thuốc đang dùng, thuốc là, rượu bia. Thông thường, sẽ đánh giá qua bảng Sức Khỏe Tình Dục Nam Giới trước khi được thăm khám.
Khám lâm sàng:
- Tầm soát các bệnh lý toàn thân, hệ thống, các bệnh lý mạn tính có thể ảnh hưởng tới rối loạn cương
- Giúp phát hiện được những bệnh lý thực thể vùng sinh dục: bất thường dương vật, tinh hoàn, hay bất thường giải phẫu …
Xét nghiệm:
- Xét nghiệm sinh hóa: gan, thận, tuyến giáp, mỡ máu, đường máu…
- Xét nghiệm chức năng sinh dục: testosterone, FSH, LH, prolactin máu…
- Hình ảnh học: siêu âm mạch máu vùng dương vật, siêu âm tinh hoàn…
5. Các phương pháp điều trị
- Có nhiều phương pháp điều trị rối loạn cương dương:
- Tâm lý: những bệnh nhân có yếu tố tâm lý có thể được điều trị bằng tâm lý liệu pháp. Áp lực công việc, gia đình, cuộc sống rất thường gặp, ảnh hưởng không nhỏ đến rối loạn cương, vì thế, trong điều trị tâm lý, người bạn nữ rất quan trọng trong việc thấu hiểu, hợp tác để cùng điều trị.
- Thuốc tăng hóc môn sinh dục: đối với trường hợp suy tuyến sinh dục
- Thuốc ức chế men PDE5: ngày càng được chấp nhận rộng rãi trong điều trị rối loạn cương dương.
- Điều trị các bệnh mạn tính, rối loạn chuyển hóa…
- Ngoài ra còn một vài phương pháp khác, tuy nhiên, thông thường, chúng ta sẽ phối hợp nhiều phương pháp điều trị và cá thể hóa từng bệnh nhân tùy hoàn cảnh, nguyên nhân để đạt hiệu quả tối ưu.
Rối loạn cương dương là bệnh lý rất thường gặp ở nam giới. Vì tâm lý còn e ngại, nên mọi người ít chia sẻ hay đi khám, vô tình điều đó gây ảnh hưởng đến chất lượng sống, tình cảm gia đình… Để điều trị rối loạn cương cần thăm khám toàn diện, điều trị phối hợp nhiều phương pháp tùy vào từng bệnh nhân.
Chất lượng cuộc sống của bạn xứng đáng được cải thiện! Đến Bệnh viện Đa khoa Phương Chi để được thăm khám, hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương.
Hotline: 0274.3 81 55.81