Cúm A: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Dx 76, Phường Định Hoà, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Giờ làm việc: 7h30 – 17h00

Tiếng Việt English
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG CHI (PCGH)
Tin tức & sự kiện
Cúm A: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết nắng mưa thất thường, nhất là trong giai đoạn giao mùa, ngoài Covid-19 nhen nhóm quay trở lại cộng đồng, thì người “anh em” cúm A cũng là mối quan tâm của tất cả mọi người chúng ta.

1. Cúm A là gì?

Cúm là bệnh lây nhiễm do vi-rút cúm gây ra. Vi-rút cúm được chia thành 3 nhóm A, B và C, trong đó nhóm A phổ biến nhất và nguy hiểm nhất.

 

cúm a là gì

Virus cúm a

Tác nhân gây bệnh chủ yếu do chủng vi-rút cúm A: A(H3N2), A(H1N1).

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho.

Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.

Bệnh cúm mùa thường diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch… thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2. Nguồn lây nhiễm vi-rút cúm A:

Lây nhiễm từ người sang người qua giọt bắn, bề mặt ô nhiễm dịch tiết.

Lây nhiễm từ động vật sang người thông qua giọt bắn, ăn thịt tươi sống của động vật nhiễm bệnh, bề mặt ô nhiễm dịch tiết, phân chim nhiễm bệnh.

Thời gian lây nhiễm:

  • Ủ bệnh: 1-4 ngày.
  • Phát tán vi-rút: 1 ngày trước khi khởi phát bệnh. Kéo dài 5-7 ngày tiếp theo.
  • Trẻ nhỏ: dài hơn.
  • Người suy giảm miễn dịch: kéo dài 1 vài tuần.

3. Triệu chứng của bệnh cúm A:

  • Ho, hắt hơi, ít khi chảy mũi.

Triệu chứng của cúm a

Các triệu chứng cúm A

  • Sốt cao tới 39-40 độ C, đau họng, đau cơ khớp, đau đầu.
  • Mệt mỏi nghiêm trọng.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Đỏ mắt, chảy nước mắt.
  • Trẻ em thường mệt mỏi, quấy khóc, ăn kém…

4. Các biến chứng do cúm A gây ra:

Hầu hết người mắc cúm A hồi phục trong 1 tuần khi chăm sóc, điều trị triệu chứng tại nhà. Một số trường hợp có thể gặp các biến chứng như:

  • Viêm phổi: thường gặp ở trẻ em, người trên 65 tuổi hoặc có bệnh mạn tính (như bệnh phổi tắc nghẽn, hen phế quản, tim bẩm sinh, suy tim, đái tháo đường…).
  • Viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong.
  • Phù não và tổn thương gan trầm trọng, tỉ lệ tử vong rất cao.
  • Ở phụ nữ có thai: sảy thai hoặc ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương của thai nhi.

Nếu thấy người mắc cúm A có các biểu hiện bất thường, cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng.

5. Phòng ngừa cúm A:

Vắc-xin cúm thường có hiệu lực ngắn (<1 năm) do hiện tượng trôi dạt kháng nguyên nên cần tiêm nhắc lại hằng năm.

 

Tiêm vắc xin cúm A

Đối tượng ưu tiên tiêm vắc-xin:

  • Trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, người già > 65 tuổi.
  • Người có bệnh lý mạn tính.
  • Nhân viên y tế.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người trông trẻ (người giúp việc, giáo viên mầm non…).
  • Người bị suy giảm miễn dịch…

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, ăn chín, uống sôi…

----------------

Bệnh viện Đa khoa Phương Chi

Hỏi Đáp Tìm bác sĩ Lịch khám chuyên khoa