Ù tai sau covid - Bệnh viện Đa khoa Phương Chi

Dx 76, Phường Định Hoà, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Giờ làm việc: 7h30 – 17h00

Tiếng Việt English
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG CHI (PCGH)
Tin tức & sự kiện
Ù tai sau covid - Bệnh viện Đa khoa Phương Chi

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Tiến sỹ Bác sỹ - Vũ Công Trực Bộ môn Tai Mũi Họng Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh. Hiện tại Tiến sỹ Bác sỹ - Vũ Công Trực đang cộng tác với Bệnh viện Đa khoa Phương Chi trong việc khám, điều trị bệnh tại chuyên khoa Tai- Mũi- Họng.

Ù tai là một trong những triệu chứng thường gặp sau mắc bệnh Covid-19. Hầu hết các triệu chứng ù tai hậu covid -19 chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhằm giúp bạn đối phó với chứng ù tai và ngăn nó trở nên tồi tệ hơn, bạn nên sớm đến các bệnh viện trung tâm y tế để thăm khám và điều trị sớm.

 

ù tai là gì

1. Ù tai là gì?.

Ù tai là nhận thức chủ quan về âm thanh, khi không có một âm thanh nào chỉ được nghe bởi bệnh nhân.

2. Con đường xâm nhập:

Virus SARS-COV-2 xâm nhập vào tế bào bằng cách liên kết với các thụ thể Enzyme chuyển angiotensin  2 (ACE2). Cả hai tế bào lông và các tế bào Schwann của tai trong đều có thụ thể ACE2 và hai các enzyme xuyên màng (furin và serine protease) giúp vi-rút dung hợp vào tế bào chủ.

 

con đường xâm nhập gay ù tai

3. Sinh lý bệnh ù tai.

  • Cơ chế tạo âm thanh dẫn đến ù tai có thể là do những thay đổi tự phát trong hoạt động của dây thần kinh thính giác làm thay đổi độ nhạy cảm phát hiện âm thanh.

 

sinh lý bệnh ù tai

 

  • Sự tham gia của các tế bào lông, dây thần kinh thính giác và hệ thần kinh thính giác trung ương.
  • Sự bất thường chức năng tế bào lông, mất cân bằng canxi, kích hoạt các thụ thể acid N-methyl D-aspartic.
  • kích thích tự động di chuyển ở tế bào lông và tăng cường hoạt động của glutamate để phản ứng với các tế bào lông hoạt động do căng thẳng đều được coi là nguyên nhân của chứng ù tai.
  • Các tác nhân gây ù tai gây ra sự thay đổi ở các tế bào lông ngoài và sau đó là màng đáy,dẫn đến thay đổi tần số trong ốc tai.

4. Nguyên nhân ù tai.

  • Vi rút gây viêm ốc tai (cơ quan của Corti, mạch vân hoặc hạch xoắn) hoặc viêm dây thần kinh VIII.
  • Tổn thương tiền đình - ốc tai thứ phát sau cơn bão cytokine.
  • Quá trình thiếu máu cục bộ hoặc rối loạn chức năng tự miễn dịch, gây ra bởi phản ứng chéo của các kháng thể hoặc tế bào T chống lại các kháng nguyên tai trong.
  • Suy giảm miễn dịch dẫn đến nhiễm vi khuẩn thứ phát ở tai.

5. Hậu Covid-19 và ù tai.

Các bệnh nhân khi đang bị Covid -19 không có biểu hiên ù tai. Sau khi khỏi lại bị ù tai. Tại sao lại bị? Cách điều trị như thế nào? Vậy câu hỏi đặt ra là:  

5.1 Nguyên nhân gây ù tai sau Covid-19

  • Sau khi khỏi bệnh, cơ thể còn đào thải chất tiết (xác virus) gây nên  tình trạng viêm hay tổn thương không hồi phục các mạch máu nhỏ.
  • Tình trạng căng thẳng hậu covid.
  • Covid làm nặng thêm các vấn đề ở tai có trước đó.
  • Kích thích trung khu thần kinh thinh giác thân não gây ù tai.
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị covid: quinine, cholorquine and hydroxychloroquine.
  • Pasquale Viola, Massimo Ralli, Davide Pisani và các cộng sự nghiên cứu trên 185 bệnh nhân báo cáo có 43 (23.2%) bệnh nhân có ù tai sau chẩn đoán covid-19.
  • 17/43 (39.5%) ù tai khởi phát và biến mất trong ngày.
  • 10/43 (23.3%) thỉnh thoảng có ù tai.
  • 7/43 (16,3%) ù tai liên tục và thay đổi cường độ trong ngày.
  • 4/43 (9,3%) là dai dẳng (luôn xuất hiện, cả ngày lẫn đêm).
  • 3/43 (7,0%) ù tai dạng mạch đập.
  • 2/43 (4,6%) liên tục cường độ không đổi, khiến bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ

5.2 Đặc điểm ù tai hậu Covid-19

  • Biểu hiện ù tai tiếng cao, giống như tiếng còi xe hỏa hoặc tiếng ve kêu.
  • Ù thường liên tục nhưng đôi khi cảm thấy giảm đi (do thích nghi)
  • Có thể đi kèm với nghe kém và chóng mặt.
  • Bệnh nhân thường khó chịu, nếu lâu có thể stress tâm lý.

5.3 Điều trị ù tai

- Chế độ sinh hoạt:

  • Giảm mức độ căng thẳng có thể giúp bạn đối phó với chứng ù tai và ngăn nó trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên tập Yoga, thiền, luyện các bài tập thở sâu.
  • Che dấu tiếng ồn (liệu pháp âm thanh)
  • Phát triển một thói quen ngủ tốt.
  • Tránh tiếng ồn lớn.

- Chế độ ăn uống:

  • Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin (Kẽm, Vitamin C, Vitamin E, Magie, Omega 3 and Vitamin D, Vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6, vitamin B12)
  • Uống nước nhiều.
  • Hạn chế thức ăn dị ứng, muối, cafein, rượu, mì chính, quá nhiều đường, đồ chiên nướng.

- Điều trị ù tai:

 

điều trị ù tai

 

  • Châm cứu.
  • Liệu pháp oxy cao áp.
  • Thuốc chống dị ứng: Kháng histamin H1
  • Thuốc chông viêm: có thể sử dụng corticoid
  • Thuốc vận mạch:
  • Thuốc nâng cao thể trạng, vitamin.

Quí vị có nhu cầu, có thể đến Bệnh viện Đa khoa Phương Chi để được thăm khám, chẩn đoán điều trị bệnh. Quí vị vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số ĐT: 0274.381.55.81 để được tư vấn, phục vụ./.

Hỏi Đáp Tìm bác sĩ Lịch khám chuyên khoa