Gây tê ngoài màng cứng - Phương Pháp giảm đau trong chuyển dạ

Dx 76, Phường Định Hoà, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Giờ làm việc: 7h30 – 17h00

Tiếng Việt English
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG CHI (PCGH)
Chuyên khoa
Gây tê ngoài màng cứng - Phương Pháp giảm đau trong chuyển dạ

Cùng với sự phát triển, tiến bộ không ngừng của y học thế giới và Việt Nam, sự ra đời của các phương pháp mới, kĩ thuật mới để mang lại hiệu quả, an toàn nhất cho người bệnh, Giảm đau sản khoa đã mang lại trải nghiệm dễ chịu hơn cho các sản phụ khi chuyển dạ. Người ta thường nói “Đàn ông đi biển có đôi- Đàn bà vượt cạn đơn côi 1 mình”, thấu hiểu được điều đó, Bệnh viện đa khoa Phương Chi bên cạnh có phòng sanh Gia Đình để mang lại cảm giác cùng nhau vượt cạn cho các Sản phụ, đã làm Giảm đau sản khoa để mang lại cho sản phụ cảm giác nhẹ nhàng hơn, tiết kiệm sức lực hơn trong quá trình chuyển dạ. “Không có đau nào bằng đau đẻ” và chỉ sản phụ mới cảm nhận rõ điều này.

Thấu hiểu được nỗi lòng của sản phụ, chúng tôi đã triển khai kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng để giảm đau cho sản phụ khi sanh nở.

1. Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng là gì?.

Đây là phương pháp gây tê được áp dụng trong giảm đau khi sản phụ chuyển dạ, trong và sau mổ đẻ cùng một số phẫu thuật khác.

 

gây tê ngoài màng cứng là gì

 

Thuốc tê được tiêm vào một khoang bao bọc xung quanh tủy sống, gọi là khoang ngoài màng cứng. Trong gây tê ngoài màng cứng để giảm đau khi chuyển dạ, thuốc gây tê được một xy-lanh điện tự động bơm liên tục với một tốc độ rất nhỏ và ổn định cho tới khi em bé ra đời. Sản phụ sẽ bớt chịu đau, quá trình chuyển dạ sẽ diễn ra nhẹ nhàng hơn, nhanh hơn và do đó em bé cũng ít bị sang chấn hơn. Gây tê ngoài màng cứng được thực hiện bởi những bác sĩ gây mê giàu kinh nghiệm.

2. Tại sao chọn pháp gây tê ngoài màng cứng?

Đau trong chuyển dạ gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 cơn đau xuất phát từ sự giãn nở của đoạn dưới tử cung và cổ tử cung, giai đoạn 2 khi chuyển dạ tiến triển và thai di chuyển xuống âm đạo, sự căng dãn âm đạo và đáy chậu gây cảm giác đau qua thần kinh thẹn và đốt sống cùng S2 đến S4.

Có nhiều phương pháp giảm đau trong sản khoa như giảm đau không dùng thuốc, kích thích điện qua da, merpiridine tiêm bắp, hít NO, tê NMC…Trong đó tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau an toàn và hiệu quả nhất nhất cho sản phụ, đưa đến điểm số đau thấp và bệnh nhân hài lòng với giảm đau.

3. Lợi ích của sản phụ giảm đau ngoài màng cứng.

Giảm đau sản khoa làm giảm nguy cơ sang chấn âm đạo khi sinh khó, giảm đau cả 2 giai đoạn và kiểm soát tốt huyết áp của bệnh nhân.

 

lợi ích của sản phụ giảm đau ngoài màng cứng

 

Giảm đau ngoài màng cứng cho thấy sự an toàn, hiệu quả nhất, đem lại sự hài lòng nhất cho người bệnh so với các phương pháp giảm đau khác.

4. Sản phụ nào được làm giảm đau ngoài màng cứng.

Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kì (ACOG) và ASA khẳng định: “nếu không có chống chỉ định nội khoa thì yêu cầu của mẹ là đủ để chỉ định giảm đau trong chuyển dạ và “quyết định giảm đau là sự liên kết của Bs Sản, Bs gây mê, Bệnh nhân và nhân viên chăm sóc”.

5. Chống chỉ định khi làm giảm đau ngoài màng cứng.

BN từ chối hoặc không hợp tác, Tăng áp lực nội sọ thứ phát, Nhiễm trùng da và mô mềm tại nơi chích, bệnh lý đông máu, giảm thể tích tuần hoàn của mẹ (chưa điều chỉnh).

6. Khi nào thì bắt đầu tiến hành giảm đau.

Tê NMC trước (sớm) và sau (muộn) khi cổ tử cung mở 4cm, cho thấy không có khác biệt về tỷ lệ mổ lấy thai, tỷ lệ lấy thai bằng dụng cụ hay kết quả chung của cuộc chuyển dạ. Có thể đặt catheter NMC vào bất cứ thời điểm nào sau khi đã có chuyển dạ thực sự, theo yêu cầu của sản phụ, không căn cứ vào mức độ mở cổ tử cung.

7. Quy trình để sản phụ được làm giảm đau trong chuyển dạ tại BV đa khoa Phương Chi.

  • Được nhân viên y tế tư vấn, Bệnh nhân hiểu rõ và mong muốn được làm giảm đau ngoài màng cứng để sanh bé.
  • Bs Sản khám và cho chỉ định làm giảm đau
  • BS Gây mê khám và chuẩn bị bộ dụng cụ làm giảm đau sản khoa
  • Thực hiện Giảm đau sản khoa: Lấy đường truyền tĩnh mạch (nếu chưa có), cho bệnh nhân nằm cong lưng tôm, thực hiện kĩ thuật gây tê NMC.

 

sản phụ theo dõi sau gây tê ngoài màng cứng

 

  • Sản phụ sẽ được đội ngũ gồm Bs gây mê, bs Sản và Nữ hộ sinh tiếp tục theo dõi về tình trạng của mẹ và bé, mức độ giảm đau và tác dụng phụ cho đến khi em bé được chào đời.

Hãy đến bệnh viện đa khoa Phương Chi để được nhân viên y tế tư vấn và có trải nghiệm tuyệt vời trong quá trình chuyển dạ.

---------------

Thông tin chi tiết:

Khoa Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa Phương Chi

Hỏi Đáp Tìm bác sĩ Lịch khám chuyên khoa