Hiện nay, có rất nhiều trường hợp gặp khó khăn khi sinh thường, nhờ vào sự phát triển của y học, nhiều mẹ bầu đã quyết định lựa chọn sinh mổ. Vậy sinh mổ là gì và để có thể “vượt cạn” thành công, mẹ bầu cần lưu ý những điều gì để phòng tránh tai biến do sinh mổ.
1. Sinh mổ là gì?
Là quá trình mở bụng sản phụ và rạch ngang đoạn eo tử cung để lấy thai, thay vì để thai sinh tự nhiên qua đường âm đạo.
Sinh mổ có thể lặp đi lặp lại lần 2, lần 3… càng sinh mổ nhiều lần thì nguy cơ xấu cho sức khỏe, nguy cơ xấu cho tính mạng của mẹ và thai càng cao.
Sinh mổ tại Bệnh viện Đa khoa Phương Chi
2. Chỉ định sinh mổ
Sinh mổ chủ động: bác sĩ chỉ định cho sản phụ sinh mổ trong trường hợp tiên lượng đẻ khó do nguyên nhân cố định (khung chậu hẹp, khung chậu méo…), do nguyên nhân thai sản (Tiền sản giật nặng, nhau tiền đạo…) bất xứng thai- chậu (con so thai to…) và một số nguyên nhân khác.
Sinh mổ cấp cứu: những tình huống cần phải nhanh chóng đưa thai ra ngoài khi phát hiện vấn đề (bất xứng đầu chậu trong chuyển dạ, nhau bong non, sa dây rốn, suy thai vv...)
3. Các nguy cơ của sinh mổ
- Sinh mổ có thể xảy ra tác dụng phụ hay tai biến khi gây tê, gây mê cho mẹ và bé sơ sinh.
- Mất máu nhiều hơn sinh thường nên làm tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.
- Nguy cơ tổn thương, hoặc dính các cấu trúc trong ổ bụng (ruột, bàng quang…), xuất huyết, nhiễm trùng vết mổ.
- Thời gian nằm viện và hồi phục sau sinh dài hơn. Chi phí điều trị chăm sóc trong sinh mổ cao hơn.
- Bé sơ sinh không được tiếp xúc với lợi khuẩn của mẹ nên chậm phát triển miễn dịch, chậm phát triển vi khuẩn đường ruột có ích.
- Trẻ sinh mổ chậm hấp thu dịch phổi và dễ mắc các bệnh hô hấp hơn
- Sản phụ sinh mổ chậm tiết sữa hơn so với sản phụ sinh thường
- Sẹo mổ ảnh hưởng đến lần mang thai sau: tăng nguy cơ tai biến trong lúc mang thai và chuyển dạ so với người không có vết mổ cũ.
Thực hiện “Da kề Da” giữa mẹ và bé trong sinh mổ
4. Nguy cơ của sinh mổ nhiều lần
- Sinh mổ nhiều lần có nguy cơ đối mặt với nhiều tai biến nguy hiểm: Nứt, vỡ tử cung; nhau bong non, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược (có thể dẫn đến hậu quả băng huyết, cắt bỏ tử cung).
- Dễ bị dính ruột
- Dễ bị nhiễm trùng.
5. Để phòng tránh tai biến do sinh mổ nhiều lần
- Sinh mổ lần sau cách lần trước từ 3 - 5 năm khi vết sẹo đã bình phục hoàn toàn.
- Khoảng cách mang thai giữa 2 lần ít nhất là 2 năm. Khoảng cách này nếu ngắn hơn 2 năm làm tăng nguy cơ nứt vỡ vết mổ ở lần sinh sau rất lớn (gấp 3 lần).
- Trường hợp sinh mổ lần 3 sẽ được chỉ định mổ trước chuyển dạ, để tránh nguy cơ nứt vỡ vết mổ, sản phụ không nên chờ đau bụng mới đi sinh.
6. Sinh mổ tại Bệnh viện Đa khoa Phương Chi
Sinh mổ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, khi sinh mổ nhiều lần (đặc biệt sinh mổ lần 3 trở lên) ẩn chứa nhiều nguy hiểm hơn. Do vậy thai phụ có vết mổ cũ cần được theo dõi chặt chẽ quá trình mang thai, trước- trong và sau khi sinh nhằm đề phòng tai biến sản khoa, tránh nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ và con.
Cảnh bắt bé trong sinh mổ
Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Chi, từ khi thành lập Bệnh viện đến nay (2020-2024) các bác sĩ đã phẫu thuật cho hàng ngàn ca sinh mổ, trong đó có hàng trăm ca sinh mổ trên 3 lần, một cách an toàn tuyệt đối. Sản phụ đến khám thai tại Bệnh viện được bác sĩ đánh giá sức khỏe mẹ và bé. Trường hợp sức khoẻ của mẹ và thai bình thường, sản phụ được khuyên chọn cách sinh thường để mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé hơn. Trong một số trường hợp có bất thường được biết trước, biện pháp sinh mổ là thật sự cần thiết để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, bác sĩ sẽ tư vấn để sản phụ chủ động chọn cách sinh mổ.
Khoa Phụ Sản - Bệnh viện Đa khoa Phương Chi rất hân hạnh được đồng hành chăm sóc sức khỏe cùng Quý mẹ bầu!
Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Phương Chi, Quý Khách liên hệ đặt lịch tại:
Zalo: 0353.815.581 - Website:bvphuongchi.com - Iiên hệ trực tiếp vào Facebook fanpage của Bệnh viện.
|Gói sinh mổ lần đầu | Gói sinh mổ lần hai | Gói sinh tổng thể