Xét nghiệm sàng lọc trước sinh phổ biến – mẹ bầu cần biết

Dx 76, Phường Định Hoà, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Giờ làm việc: 7h30 – 17h00

Tiếng Việt English
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG CHI (PCGH)
Chuyên khoa
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh phổ biến – mẹ bầu cần biết

Phụ nữ mang thai cần làm những xét nghiệm sàng lọc trước sinh nào? Rất nhiều mẹ băn khoăn, lo lắng về điều này, bởi sinh con khỏe mạnh là điều ai cũng mong muốn. Mẹ hãy nắm rõ những lưu ý của bác sĩ được thông tin ở bài viết này để quản lý được thai kỳ một cách tốt nhất.

1. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh là gì?

Mẹ bầu hiện nay có thể tiếp cận dễ dàng với những dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh. Xét nghiệm này sẽ giúp mẹ bầu an tâm và chủ động hơn trong việc chăm sóc thai kỳ.

Xét nghiệm là bước rất cần thiết để xác định nguy cơ con sinh ra không mắc phải nhiều chứng bệnh về di truyền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, trí não. Thời gian xét nghiệm được bác sỹ khuyến cáo thực hiện chủ yếu trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa thai kỳ.

 

xét nghiệm sàng lọc trước sinh xác định nguy cơ của thai kỳ

 

Sàng lọc trước sinh hiện nay được thực hiện với công nghệ hiện đại, chủ yếu là các xét nghiệm không xâm lấn và có thể sàng lọc ở những tuần thai sớm. Nếu kết quả xét nghiệm có nguy cơ cao, bác sỹ sẽ chỉ định thai phụ làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán để kiểm chứng lại các kết quả của xét nghiệm sàng lọc trước đó.

2. Vì sao mẹ bầu cần làm các xét nghiệm trước sinh?

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phân tích một số chỉ số sức khỏe của mẹ bầu liên quan đến: nhóm máu, thiếu máu, tiểu đường thai kỳ, bệnh về đường tình dục, … và một số thông tin về sức khỏe như kích thước của bé, giới tính, vị trí nhau thai, thai có nguy cơ dị tật bẩm sinh hay không, … 

Đây là lý do mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh trong giai đoạn thai kỳ để yên tâm hơn về sức khỏe của con.

3. Có những xét nghiệm sàng lọc trước sinh nào?

Thông thường, bác sĩ luôn tư vấn phụ nữ mang thai làm một số xét nghiệm trước sinh như Double test và Triple test, NIPT. Các xét nghiệm này đều giúp phát hiện nguy cơ xuất hiện những dị tật bẩm sinh ở thai nhi mang tính di truyền.

Xét Nghiệm Double Test Và Triple Test

Xét nghiệm sàng lọc Double test cũng như Triple test sẽ giúp bác sĩ xác định nguy cơ thai nhi mắc: Hội chứng Down (thừa NST 21), hội chứng Trisomy 18 (thừa NST 18).

Vậy hai xét nghiệm này có gì khác nhau?

  • Xét nghiệm Double test

Double test được thực hiện khi thai nhi ở 11 đến 13 tuần 6 ngày tuổi, và tốt nhất nên làm ở tuần thai thứ 12.

Ngoài phát hiện ra những nguy cơ giống như xét nghiệm sàng lọc Triple test, Double test là có thể phát hiện thêm hội chứng Trisomy 13 (thừa NST 13).

Về nguyên lý, Double test là một xét nghiệm xác định nồng độ 2 chất trong máu của mẹ do thai nhi tiết ra, đó là: PAPP-A (PAA) – glycoprotein sản xuất từ nhau thai; β-hCG tự do (FBC) – một thành phần trong cấu trúc của hCG (human chorionic gonadotropin).

  • Xét nghiệm Triple test

Ngoài phát hiện được nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down, hội chứng Trisomy 18 như Double test, Triple test còn giúp phát hiện nguy cơ thai nhi mắc dị tật về ống thần kinh. Triple test được làm ở quý 2 của thai kỳ, bác sĩ thường chỉ định nếu trước đó phụ nữ mang thai khi chưa làm xét nghiệm Double test.

Về nguyên lý, Triple test là xét nghiệm xác định nồng độ của 3 chất trong máu mẹ do thai nhi tiết ra, gồm: AFP (Alpha-fetoprotein) – glycoprotein có nguồn gốc từ bào thai; uE3 (Unconjugated estriol) – do bào thai và nhau thai sản xuất; β hCG (Beta human Chorionic Gonadotropin) – steroid do nhau thai sản xuất.

  • Xét Nghiệm NIPT

NIPT là phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn được nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn. Xét nghiệm NIPT phân tích các đoạn ADN tự do (cfDNA) của thai nhi chuyển động tự do trong máu của thai phụ, từ đó giúp phát hiện sớm các bất thường về nhiễm sắc thể, đặc biệt là các thể tam nhiễm gây ra các hội chứng Down, Edwards và Patau.

 

xét nghiệm nipt

 

Nghiên cứu đánh giá độ chính xác của xét nghiệm để phát hiện hội chứng Down, Edwards, Patau cho thấy NIPT có độ đặc hiệu và độ nhạy rất cao đối với ba thể tam nhiễm này, kết quả chính xác >99%.

Tuy nhiên, bạn cũng cần biết rằng, kết quả của cả ba loại xét nghiệm đều không mang tính khẳng định, chỉ phát hiện những bất thường trong di truyền, từ đó cho thấy thai nhi có nguy cơ mắc dị tật cao hay thấp. Với trường hợp có nguy cơ cao, không có nghĩa là thai nhi chắc chắn sẽ mắc dị tật. Và ngược lại, trường hợp nguy cơ thấp cũng chưa thể khẳng định thai nhi có sức khỏe hoàn toàn bình thường.

4. Làm gì khi kết quả Double test và Triple test có nguy cơ?

Khi kết quả của xét nghiệm Double test và Triple test có nguy cơ, dù cao hay trung bình, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ làm xét nghiệm mang tính chính xác cao hơn. Đó là triSure NIPT hoặc chọc ối tùy đánh giá.

5. Làm gì khi kết quả NIPT có nguy cơ?

Chọc ối được xem là bước tiếp theo nếu xét nghiêm NIPT có nguy cơ, tuy độ chính xác của NIPT có thể lên đến 99 % xong nó vẫn chưa được xếp vào xét nghiệm chẩn đoán.

 

khám sàng lọc trước sinh tại bệnh viện đa khoa phương chi

 

6. Khoa Ph Sn - Bnh vin Đa khoa Phương Chi

Khoa Ph Sn - Bnh vin Đa khoa Phương Chi là mt trong nhng khoa mũi nhn ca Bnh vin:

  • Vi đội ngũ chuyên gia sn ph khoa giàu kinh nghim và trình độ chuyên môn cao.
  • Phòng khám đảm bo s riêng tư và an toàn cho khách hàng.
  • Phòng sinh, phòng ngh cho m và bé sau sinh tin nghi hoàn ho, chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
  • Chuyên cung cp các dch v sinh và chăm sóc sc khe trong lĩnh vc sn ph khoa: Sinh thường, sinh m, chăm sóc thai sn, chun đoán và điu tr bnh lý ph khoa, dch v h tr sinh sn IVFMD….

Khoa Ph Sn - Bnh vin Đa khoa Phương Chi rt hân hnh được đồng hành chăm sóc sc khe cùng Quý m bu!

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Phương Chi, Quý Khách liên hệ đặt lịch tại:

Zalo: 0353.815.581 - Website:bvphuongchi.com -  Iiên hệ trực tiếp vào Facebook fanpage của Bệnh viện.

Hỏi Đáp Tìm bác sĩ Lịch khám chuyên khoa